Nguyên nhân tuột nướu răng

Nguyên nhân tuột nướu răng

30/11/2022
0

Tụt lợi gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh như là bệnh răng miệng, hôi miệng, mất thẩm mỹ và hay chảy máu chân răng. Vậy lý do nào dẫn đến tụt lợi và điều trị tụt lợi khó hay dễ? Cùng Nha Khoa Lovely tham khảo bài viết bên dưới nhé!

>>>  Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

Nguyên nhân dẫn đến tụt nướu

Các nguyên nhân phổ biến gây tụt lợi phải kể đến chính là:

  • Chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh, nên dùng bàn chải lông mềm. 
  • Do di truyền. Nếu cha hoặc mẹ của bạn hoặc cả 2 người bị tụt nướu, bạn có nguy cơ bị tụt nướu vô cùng cao.
  • Do răng mọc không đúng vị trí, mọc lộn xộn.
  • Do thói quen nghiến răng khi ngủ. Không những làm nướu tổn thương mà có nguy cơ mất răng, rụng răng, đau khớp thái dương hàm.
  • Chấn thương mô nướu.
  • Không chải răng ngày 2 lần kèm nước súc miệng, sức khỏe răng miệng không được chăm sóc kỹ. Tình trạng tụt nướu gần như chắc chắn sẽ xuất hiện.
 

Tuột nướu

Tụt nướu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh không quá nguy hiểm nhưng tụt lợi có thể để lại một số hệ lụy như:

  • Làm bề mặt chân răng lộ ra dễ bị sâu răng, chân răng dễ bị mòn làm lộ ngà răng gây ê buốt khi bị kích thích bởi nhiệt độ.

  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nhóm răng phía trước.
  • Răng dễ bị lung lay, gây mất răng.
 

Tuột nướu dẫn đến mất răng

Cách điều trị tụt nướu

Điều trị tụt lợi chia ra làm 2 trường hợp:

1. Trường hợp nhẹ

  • Đánh răng đúng cách

  • Lấy vôi răng định kỳ
  • Ngậm gel flour 

2. Trường hợp nặng: Thường bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật tụt lợi cụ thể:

  • Nhóm sử dụng vạt tại chỗ có chân nuôi như phương pháp vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt nhú lợi kép, vạt trượt về phía cổ răng, vạt bán nguyệt.

  • Nhóm sử dụng mô ghép rời tự thân lấy từ vị trí khác trong miệng bao gồm: Các phương pháp ghép lợi tự do tự thân, ghép mô liên kết dưới biểu mô.
  • Nhóm sử dụng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ bao gồm: Các phương pháp dùng màng biểu mô đồng đồng loạt không không tế bào, tái sinh mô có hướng dẫn.

Điều trị tuột nướu tại Nha Khoa

Tụt nướu nhẹ, phát hiện sớm điều trị càng đơn giản, không thực hiện các thủ thuật nha khoa. Nhưng nếu tụt nướu xảy ra ở bạn đã thuộc tình trạng nặng, cần phải điều trị, không ỷ y, nha sĩ sẽ làm việc với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương án điều trị tốt nhất đồng thời sẽ được hướng dẫn những biện pháp thay đổi các thói quen xấu gây ảnh hưởng tới răng miệng.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng rất quan trọng, hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh, đến Nha Khoa Lovely định kỳ để được vệ sinh sâu, kịp thời phát hiện các bệnh lý ngay trong giai đoạn đầu để điều trị tránh chuyển biến nặng gây hậu quả nguy hiểm.

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 
Có thể bạn sẽ quan tâm

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Bác sĩ Thu Dễ cùng “Diễn đàn Doanh nghiệp quốc tế về đầu tư, thương mại và du lịch 2022” tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng

Vào ngày 22.09.2022 tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng toà F, bác sĩ Thu Dễ - giám đốc phòng khám Nha Khoa Lovely cũng là một thành viên vô cùng ưu tú thuộc CLB Wlin Charming vinh dự nhận được lời mời tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp quốc tế về đầu tư, thương mại và du lịch 2022 (International business forum on Investment, Trade and Tourism 2022 - IBF 2022)

Lịch sử hình thành và phát triển của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng

Cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu lịch sử hình thành của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng - phương pháp chỉnh nha không sử dụng mắc cài cho các bé từ 5-12 tuổi.

Viêm nướu khi bọc sứ do đâu?

Bọc răng sứ là biện pháp phục hình răng tối ưu và nhanh chóng được nhiều người áp dụng. Vì độ phổ biến của phương pháp này trong nha khoa nên những vấn đề sức khỏe răng miệng sau khi bọc răng sứ cũng có nhiều trường hợp hi hữu xảy ra. Phổ biến nhất là sưng nướu, viêm lợi sau một khoảng thời gian thực hiện bọc răng sứ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng đó và các biện pháp khắc phục như thế nào? Cùng Nha Khoa Lovely giải đáp nhé!

Các vấn đề răng miệng thường gặp

Nhiều thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ phần trăm người Việt Nam gặp các vấn đề về răng miệng vô cùng cao. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống, cách vệ sinh, tâm lý hoặc lối sống không lành mạnh. Nha Khoa Lovely sẽ liệt kê một số bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của mọi người.

NGUYÊN NHÂN GÂY Ê BUỐT CHÂN RĂNG

Bạn đang vui vẻ thưởng thức những que kem mát lạnh, món lẩu cay nóng yêu thích nhưng cơn ê buốt ập đến cản trở bữa ăn ngon của bạn. Vậy nguyên nhân ê buốt từ đâu? Đã đến lúc bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng phiền toái này nhé!

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ

Các mẹ bỉm sữa hẳn vẫn luôn băn khoăn về quá trình mọc răng của con trẻ, con mình lúc nào sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, rồi thời gian mọc những chiếc răng khác là khi nào... cùng nhiều câu hỏi khác về quá trình mọc răng. Qua bài viết này, Nha khoa Lovely hy vọng sẽ mang đến các mẹ bỉm sữa câu trả lời thật cô đọng và đầy đủ nhé.

Câu chuyện mùa vu lan - Chàng trai dẫn mẹ đi làm hàm giả tháo lắp

Mọi tình cảm trên thế gian này, đều phải cúi mình trước tình mẹ cha dành cho con cái. Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc Việt Nam là một trong những tư tưởng quan trọng nhất hình thành nên một con người tử tế, có ích cho xã hội.

Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là phần lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Đây chính là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào

BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

Để giúp đọc giả giải đáp các thắc mắc bọc sứ có cần điều trị tủy không thì chúng ta cần phải tìm hiểu xem tủy răng là gì? Tủy răng có cấu trúc phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể và thay đổi theo từng độ tuổi được bảo vệ bởi hai lớp cứng của thân răng kể từ ngoài vào trong là men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng.