Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

29/11/2022
0

 Chảy máu chân răng là phần lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Đây chính là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào?

>>>  Các bệnh lý răng miệng thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng

1. Răng miệng đang gặp vấn đề

  • Viêm lợi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu chân răng. Viêm lợi xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không sạch. Viêm lợi càng nặng thì chảy máu chân răng càng nhiều.
  • Bệnh lý về răng: Các bệnh như là sâu răng, nhiễm trùng chân răng hay răng bị đau ê buốt đều tạo điều kiện thuận lợi khiến chảy máu chân răng.
  • Răng mọc lệch, khấp khểnh: Răng mọc lệch khấp khểnh làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, thức ăn bị kẹt lại khó lấy ra làm lợi dễ bị viêm và chảy máu.
  • Chấn thương lợi: Do đánh răng quá mạnh, bàn chải quá cứng đều là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

2. Vấn để cơ thể

  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Do ăn đồ cứng, không ăn nhiều chất bổ sung vitamin C.
  • Thiếu Vitamin K: Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Như người dùng kháng sinh dài ngày có thể gây thiếu hụt vitamin K dẫn đến chảy máu.
  • Thay đổi nội tiết tố nữ: Lúc dậy thì, mãn kinh hoặc mang thai cũng xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng.
 

Chảy máu chân răng

Cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng
 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều tiên quyết để kiểm soát chảy máu chân răng Nha Khoa Lovely sẽ gửi đến bạn những cách 2 khắc phục chảy máu chân răng

1. Chữa chảy máu chân răng tạm thời

  • Dừng tác động mạnh đến vùng lợi viêm, đánh răng nhẹ.
  • Chườm lạnh để làm giảm cảm giác đau nhức, ê buốt.
 

Chườm lạnh để giảm đau nhức tạm thời

2. Chữa chảy máu chân răng hoàn toàn

  • Cạo vôi răng: làm cho bề mặt răng nhẵn mịn, không tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và thức ăn bám vào.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm viêm.
  • Nếu có những bệnh lý răng miệng nào khác cần điều trị triệt để và chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn.
  • Loại bỏ các thói quen xấu hại sức khỏe răng miệng như hút thuốc lá, ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ, nước có gas,...
 
Làm thế nào để phòng tránh chảy máu chân răng?
 
  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt: Để cải thiện vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt quan trọng đối với bà bầu. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng có thể kích hoạt bệnh nướu răng và chảy máu nướu răng.

  • Súc miệng bằng dung dịch vệ sinh răng miệng.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, không căng thẳng: Căng thẳng cảm xúc có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể đến mức không thể chống lại nhiễm trùng nướu.
  • Uống trà xanh: Uống trà xanh hằng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu và cầm máu. Trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong miệng.
  • Tăng Vitamin nhóm C và K: Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu nướu răng. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng vì giúp đông máu. Sự thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu nướu.
 

 Bổ sung thêm vitamin C và Kẽm

Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và phòng tránh, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. Khuyến khích đến trực tiếp phòng khám để có những chẩn đoán chính xác nhất cho từng đối tượng
Liên hệ đến Nha Khoa Lovely qua hotline hoặc nhắn tin trực tiếp trên Fanpage để được tư vấn hoặc đặt lịch khám hoàn toàn miễn phí.

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 

Có thể bạn sẽ quan tâm

Viêm nướu khi bọc sứ do đâu?

Bọc răng sứ là biện pháp phục hình răng tối ưu và nhanh chóng được nhiều người áp dụng. Vì độ phổ biến của phương pháp này trong nha khoa nên những vấn đề sức khỏe răng miệng sau khi bọc răng sứ cũng có nhiều trường hợp hi hữu xảy ra. Phổ biến nhất là sưng nướu, viêm lợi sau một khoảng thời gian thực hiện bọc răng sứ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng đó và các biện pháp khắc phục như thế nào? Cùng Nha Khoa Lovely giải đáp nhé!

Giải pháp niềng răng cho người bận rộn

Ngày nay, ngoài phương pháp niềng răng mắc cài thì phương pháp niềng răng trong suốt rất được lòng người dùng. Nhu cầu làm đẹp của mọi người ngày càng gia tăng và có một số bệnh nhân thường xuyên gặp khách hàng, trao đổi bàn bạc công việc. Vì thế việc đeo một chiếc mắc cài kim loại khiến họ mất tự tin và cảm giác như thiếu tôn trọng người đối diện.

Câu chuyện nha sĩ: " Làm sao khắc phục tình trạng rối loạn hơi thở, lưng gù, răng chen chúc ở trẻ "

Chỉnh nha cơ chức năng là liệu pháp thay đổi các thói quen xấu ngay khi còn nhỏ nên rất cần sự hợp tác và tuân thủ các dặn dò của bác sĩ để liệu trình diễn ra ngắn hơn. Đối với phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, thời gian liệu trình không giống nhau trên mỗi đối tượng nhưng tóm lại chỉ chung một mục đích là hướng dẫn để răng mọc đúng nơi và lưỡi đặt đúng vị trí. Hơn thế nữa, CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG còn hỗ trợ điều chỉnh xương, như hình ở trên trước liệu trình lưng bé bị gù. Chỉ một thời gian ngắn sau, lưng bé đã thẳng hơn mà không cần dụng cụ hỗ trợ nào để hạn chế hình thể răng vĩnh viễn không đẹp, hô, móm, lệch tốn nhiều thời gian và chi phí cho vấn đề chỉnh nha sau này. 

Kiểu chỉnh nha nào được mọi người ưa chuộng nhất?

Sự xinh đẹp và cuốn hút của bạn được quyết định không những bởi ánh mắt mà còn phụ thuộc cả nụ cười. Bởi thế, sự quan tâm của khách hàng đến những khuyết điểm trên răng của họ ngày càng tăng cao. Chỉnh nha hiện là giải pháp rất được lòng hầu hết tất cả khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Vậy bạn có biết, hiện nay có bao nhiêu kiểu chỉnh nha và những loại này chỉnh được các khuyết điểm như thế nào chưa? Trước khi thực hiện chỉnh nha, khách hàng nên tìm hiểu kiểu nào sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho trường hợp của mình.

Răng sứ thẩm mỹ là gì? Tất cả thông tin bạn cần biết về răng sứ thẩm mỹ

Răng sứ thẩm mỹ là loại răng được tạo hình có màu sắc, hình dáng giống như răng thật. Răng này được sử dụng để phục hồi một hoặc nhiều răng bị hư hỏng hoặc mất.

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) là một bệnh phổ biến nhưng ít người quan tâm và điều trị. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào thậm chí là trẻ em. TMJ là tình trạng sụn khớp hàm bị phá hỏng, các phần mềm quanh khớp bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đau nhức thái dương, khu vực tai, vai gáy,...

Vì sao không nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ?

Thời gian gần đây, các thông tin về hàm tiền chỉnh hay còn gọi là khí cụ chỉnh nha cơ chức năng dần được mọi người biết đến và đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phát triển. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu có nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ không nhé!

Sinh nhật Nha khoa - Đến là có quà

Trải qua nhiều năm xây dựng, phát triển, đầu tư cùng với sự nỗ lực và tài trí của đội ngũ nhân viên phòng khám. Mỗi năm trôi qua, mỗi cá nhân trong phòng khám trưởng thành hơn và mạnh mẽ hơn. Không những thế, để phòng khám phát triển và thành công như ngày hôm nay, không thể không kể đến sự tin tưởng, yêu thương từ những vị khách dễ thương của nha khoa Lovely

Điều trị cười hở lợi tại Nha Khoa Lovely

Cười hở lợi là tình trạng khi cười làm lộ phần nướu ở hàm trên quá nhiều, khiến cho nụ cười kém thu hút. Vậy nên, không ít người cảm thấy tự ti vì sở hữu đặc điểm này. Tuy nhiên, đây không phải là biểu hiện của bệnh lý mà chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mỗi khi cười mà thôi.