NGUYÊN NHÂN GÂY Ê BUỐT CHÂN RĂNG

NGUYÊN NHÂN GÂY Ê BUỐT CHÂN RĂNG

21/11/2022
0

Bạn đang vui vẻ thưởng thức những que kem mát lạnh, món lẩu cay nóng yêu thích nhưng cơn ê buốt răng ập đến cản trở bữa ăn ngon của bạn. Vậy nguyên nhân ê buốt từ đâu? Đã đến lúc bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng phiền toái này nhé!

Ê buốt chân răng

>>> Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân bị ê buốt chân răng

Nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng ê buốt chân răng chính là lớp men răng bị ăn mòn làm lộ lớp ngà răng. Ngà răng chứa nhiều các ống ngà siêu nhỏ, khi chất dịch trong ống ngà chuyển động nhanh dưới tác động nóng hoặc lạnh tạo ra sự thay đổi áp suất bên trong ống ngà làm hoạt hóa những sợi thần kinh trong răng tạo cảm giác ê buốt và đau.
Cụ thể những nguyên nhân gây mài mòn men răng như sau:

  • Do sử dụng bàn chải cứng và thói quen chải răng quá mạnh.

  • Hiện tượng mài mòn răng do thực phẩm và đồ uống có tính axit cao.
  • Sâu răng, miếng trám bị mòn, rò rỉ và răng bị vỡ làm lộ lớp ngà răng ra bên ngoài.
  • Hiện tượng tụt nướu khiến bề mặt chân răng lộ ra ngoài.
  • Nghiến răng khi ngủ.
  • Nhạy cảm sau điều trị nha khoa cũng khá phổ biến nhưng chỉ là hiện tượng tạm thời, đặc biệt là với các thủ thuật mão răng, trám răng và tẩy trắng răng.
 

Nguyên nhân gây ê buốt chân răng

Giải pháp khắc phục ê buốt chân răng
 
  • Vệ sinh răng miệng hợp lý: Chải răng đúng và đủ, đánh răng bằng nước ấm, dùng bàn chải lông mềm và chải răng với lực vừa phải.

  • Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế dùng các loại đồ uống chứa nhiều axit, quá nóng hoặc lạnh đặc biệt là các đồ uống có gas. Thay vào đó dùng các loại thức ăn nhiều chất xơ như chuối, táo giúp bổ sung khoáng chất cần thiết chống lại quá trình ê buốt răng
  • Bổ sung canxi: dùng các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như bơ, sữa, bông cải xanh, các loại đậu,...
  • Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt.
  • Bỏ thói quen nghiến răng bằng cách đeo máng chống nghiến nha khoa.
  • Đến Nha Khoa tìm nguyên nhân gây ê buốt răng, có thể đó là những dấu hiệu đầu của các bệnh lý về răng miệng như sâu răng. Nếu ê buốt do các bệnh lý răng miệng, nên đến bác sĩ để thực hiện điều trị để chấm dứt tình trạng ê buốt.
 

Các giải pháp khắc phục ê buốt chân răng

Cách phòng tránh bị ê buốt chân răng
 
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng là chìa khóa vàng để ngàn chặn răng ê buốt cũng như các bệnh lý răng miệng nói chung. 

  • Chải răng đúng cách đồng thời sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp nhưng có chứa nhiều Flour để bảo vệ răng chống lại sâu răng  giảm nguy cơ mắc hiện tượng răng ê buốt. 
  • Ê buốt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh nguy hiểm, đừng ngại mà đến nha khoa kiểm tra để phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn về sau.
 

Khám răng

Tại Nha Khoa Lovely, chúng tôi khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí, quy trình khám và điều trị rõ ràng, báo tất cả chi phí trước khi thực hiện điều trị giúp khách hàng an tâm và thoải mái hơn khi điều trị. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trên WEBSITE, chúng tôi sẽ phản hồi bạn ngay lập tức.

 

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 

Có thể bạn sẽ quan tâm

Câu chuyện mùa vu lan - Chàng trai dẫn mẹ đi làm hàm giả tháo lắp

Mọi tình cảm trên thế gian này, đều phải cúi mình trước tình mẹ cha dành cho con cái. Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc Việt Nam là một trong những tư tưởng quan trọng nhất hình thành nên một con người tử tế, có ích cho xã hội.

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Nha Khoa Lovely - Hội thảo khỏe đẹp toàn diện cho trẻ với U Concept Bio Trainer

Vào ngày 17/9/2022 tại Grand Place, Bác sĩ Thu Dễ - Giám đốc Nha Khoa Lovely rất vinh dự khi được tham gia buổi workshop với chủ đề “KHỎE ĐẸP TOÀN DIỆN CHO TRẺ VỚI U CONCEPT BIO TRAINER” được tổ chức bởi công ty Sota-D.Hội thảo nhận được sự góp mặt của các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Đối với Nha Khoa Lovely nói riêng và quý bác sĩ tham gia nói chung, workshop như cây cầu kết nối quý bác sĩ cùng chia sẻ những kinh nghiệm, trau dồi và học hỏi các kiến thức mới từ các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực nha khoa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân.

Bác sĩ Thu Dễ cùng “Diễn đàn Doanh nghiệp quốc tế về đầu tư, thương mại và du lịch 2022” tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng

Vào ngày 22.09.2022 tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng toà F, bác sĩ Thu Dễ - giám đốc phòng khám Nha Khoa Lovely cũng là một thành viên vô cùng ưu tú thuộc CLB Wlin Charming vinh dự nhận được lời mời tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp quốc tế về đầu tư, thương mại và du lịch 2022 (International business forum on Investment, Trade and Tourism 2022 - IBF 2022)

PHÂN BIỆT PHƯƠNG PHÁP BỌC SỨ VÀ DÁN SỨ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hình răng thẩm mỹ. Trong số đó bọc răng sứ và dán sứ Veneer luôn là lựa chọn hàng đầu của những tín đồ đam mê làm đẹp. Tuy nhiên giữa hai phương pháp này dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn vẫn là câu hỏi mà nhiều khách hàng phân vân. Bài viết dưới đây, Nha Khoa Lovely sẽ giải đáp các thắc mắc này nhé!

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ

Các mẹ bỉm sữa hẳn vẫn luôn băn khoăn về quá trình mọc răng của con trẻ, con mình lúc nào sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, rồi thời gian mọc những chiếc răng khác là khi nào... cùng nhiều câu hỏi khác về quá trình mọc răng. Qua bài viết này, Nha khoa Lovely hy vọng sẽ mang đến các mẹ bỉm sữa câu trả lời thật cô đọng và đầy đủ nhé.

Nha Khoa LOVELY | 【ホーチミン】英語が通じる評判の良いローカル歯科医院~料金・治療内容~

ホーチミン市で歯医者を探しているけど、外国人が安心して利用できるところが知りたい方に!英語対応OK、私が何度も通っているホーチミン市のローカル歯科医院をご案内~!

Viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) là một bệnh phổ biến nhưng ít người quan tâm và điều trị. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào thậm chí là trẻ em. TMJ là tình trạng sụn khớp hàm bị phá hỏng, các phần mềm quanh khớp bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đau nhức thái dương, khu vực tai, vai gáy,...

Chấp nhận trả vài đô hay vài nghìn đô cho chiếc răng là lựa chọn của bạn

Bạn muốn bỏ ra vài đô để chăm sóc răng miệng định kỳ hay bỏ ra vài nghìn đô để cấy ghép implant? Hãy cùng đọc câu chuyện của bệnh nhân dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!

BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

Để giúp đọc giả giải đáp các thắc mắc bọc sứ có cần điều trị tủy không thì chúng ta cần phải tìm hiểu xem tủy răng là gì? Tủy răng có cấu trúc phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể và thay đổi theo từng độ tuổi được bảo vệ bởi hai lớp cứng của thân răng kể từ ngoài vào trong là men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng.