Quá trình mọc răng sữa ở trẻ

Các mẹ bỉm sữa hẳn vẫn luôn băn khoăn về quá trình mọc răng của con trẻ, con mình lúc nào sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, rồi thời gian mọc những chiếc răng khác là khi nào... cùng nhiều câu hỏi khác về quá trình mọc răng. Qua bài viết này, Nha khoa Lovely hy vọng sẽ mang đến các mẹ bỉm sữa câu trả lời thật cô đọng và đầy đủ nhé.

Mọi người thường hay nói rằng các giai đoạn mọc răng ở trẻ em bắt đầu từ khoảng 3-6 tháng tuổi, khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Nhưng thật ra, quá trình này bắt đầu từ lúc thai nhi còn trong bụng mẹ. Thai nhi ở khoảng 5-20 tuần tuổi đã bắt đầu hình thành mầm răng. Và phải cho đến tận 3-6 tháng sau khi sinh, trẻ mới mọc những chiếc răng đầu tiên từ những mầm răng này. Bởi thế, để quá trình mọc răng của trẻ được phát triển đúng, trong thời gian mang thai, mẹ nên ăn uống thực phẩm có chứa nhiều calcium để cả mẹ và bé có thể hấp thu.

>>> Làm sao để cải thiện răng mọc lệch ở trẻ

Bé mọc răng sữa

Bé mọc răng sữa

Sau khi mọc chiếc răng đầu tiên thì khoảng thời gian từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30 chính là thời gian mọc răng sữa ở trẻ. Thời gian mọc răng của từng trẻ là khác nhau, chỉ có thể ước lượng theo khoảng thời gian chứ không thể tính toán cụ thể từng ngày từng tháng. Thế nên khi trẻ đạt đến những giai đoạn độ tuổi mọc răng thì bố mẹ nên để ý quan sát và chăm sóc trẻ đúng cách.

Thời gian mọc răng ước chừng của các bé như sau:

  • Từ 06 - 10 tháng tuổi: Mọc 2 răng cửa - hàm dưới.
  • Từ 10 - 16 tháng tuổi: mọc 2 răng cửa bên - hàm dưới.
  • Từ 13 - 19 tháng tuổi: Mọc 4 răng hàm 1 - hàm trên và hàm dưới.
  • Từ 16 - 23 tháng tuổi: Mọc cả 4 răng nanh - hàm trên và hàm dưới.
  • Từ 23 - 33 tháng tuổi: Mọc cả 4 răng hàm 2 - hàm trên và hàm dưới.
 

Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh

Thứ tự mọc răng của trẻ

 

Cho đến khoảng 3 tuổi, trẻ đã có đủ 20 chiếc răng sữa. Số răng sữa ở trẻ em ít hơn 12 chiếc so với người trưởng thành. Số lượng răng của trẻ sẽ thay đổi theo mỗi năm trẻ lớn lên do thay răng vĩnh viễn. Thời gian thay răng vĩnh viễn ở mỗi trẻ là khác nhau. Bé gái thường sẽ thay răng sớm hơn bé trai. Một số bé trai phải đến 12-13 tuổi mới thay hết răng sữa thành răng vĩnh viễn. Dựa theo thứ tự mọc răng sữa của trẻ thì những chiếc răng này cũng thay theo thứ tự đó. Tuy nhiên. nếu vì lý do sâu răng hoặc tai nạn mà trẻ bị mất răng sớm hơn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng này. Răng có khả năng mọc lệch, răng khểnh do mọc chen chút.
Cho đến khoảng 13 tuổi, ngoại trừ răng khôn thì tất cả răng vĩnh viễn đều đã mọc lên. Răng khôn có thể xuất hiện từ khoảng 17 - 25 tuổi.
Bên trên chính là quy trình mọc răng thường thấy từ những chiếc răng sữa của trẻ sơ sinh cho đến những chiếc răng vĩnh viễn của một người trưởng thành. Thời gian quan trọng nhất để quyết định sức khỏe răng miệng của trẻ là thời gian thay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn, chính là khoảng thời gian từ 05 tuổi đến 10 tuổi. Do đó, để giữ cho răng của trẻ được khỏe mạnh, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ.

Ba mẹ cần tư vấn về cách chăm sóc răng cho bé, hãy liên hệ với Nha khoa Lovely để được tư vấn miễn phí nhé!

Có thể bạn sẽ quan tâm

Hòa mình vào buổi vui chơi của các bé thuộc nhóm "Tìm lại ước mơ" trong chương trình " NÀO! TA CÙNG VUI"

Sáng ngày 07/08/2022, Bác sĩ Dễ có buổi gặp gỡ, vui chơi cùng các bé thuộc nhóm “Tìm lại ước mơ” và quay chương trình “NÀO, TA CÙNG VUI! “ của nhà đài HTV. 

Bác sĩ Thu Dễ cùng “Diễn đàn Doanh nghiệp quốc tế về đầu tư, thương mại và du lịch 2022” tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng

Vào ngày 22.09.2022 tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng toà F, bác sĩ Thu Dễ - giám đốc phòng khám Nha Khoa Lovely cũng là một thành viên vô cùng ưu tú thuộc CLB Wlin Charming vinh dự nhận được lời mời tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp quốc tế về đầu tư, thương mại và du lịch 2022 (International business forum on Investment, Trade and Tourism 2022 - IBF 2022)

Câu chuyện mùa vu lan - Chàng trai dẫn mẹ đi làm hàm giả tháo lắp

Mọi tình cảm trên thế gian này, đều phải cúi mình trước tình mẹ cha dành cho con cái. Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc Việt Nam là một trong những tư tưởng quan trọng nhất hình thành nên một con người tử tế, có ích cho xã hội.

Vì sao không nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ?

Thời gian gần đây, các thông tin về hàm tiền chỉnh hay còn gọi là khí cụ chỉnh nha cơ chức năng dần được mọi người biết đến và đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phát triển. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu có nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ không nhé!

Lịch sử hình thành và phát triển của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng

Cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu lịch sử hình thành của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng - phương pháp chỉnh nha không sử dụng mắc cài cho các bé từ 5-12 tuổi.

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

Trẻ nhỏ không cần chỉnh nha sớm - Đúng hay sai?

Chỉnh nha là phương pháp cải thiện tình trạng răng khuyết điểm mang lại một hàm răng hoàn hảo, xinh đẹp, thu hút mọi ánh nhìn. Chỉnh nha càng sớm, càng mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Vậy những trường hợp nào cần chỉnh nha, chỉnh nha giai đoạn nào là hợp lý nhất và lợi ích của chỉnh nha sớm là gì?

PHÂN BIỆT PHƯƠNG PHÁP BỌC SỨ VÀ DÁN SỨ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hình răng thẩm mỹ. Trong số đó bọc răng sứ và dán sứ Veneer luôn là lựa chọn hàng đầu của những tín đồ đam mê làm đẹp. Tuy nhiên giữa hai phương pháp này dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn vẫn là câu hỏi mà nhiều khách hàng phân vân. Bài viết dưới đây, Nha Khoa Lovely sẽ giải đáp các thắc mắc này nhé!

BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

Để giúp đọc giả giải đáp các thắc mắc bọc sứ có cần điều trị tủy không thì chúng ta cần phải tìm hiểu xem tủy răng là gì? Tủy răng có cấu trúc phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể và thay đổi theo từng độ tuổi được bảo vệ bởi hai lớp cứng của thân răng kể từ ngoài vào trong là men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng.

Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, tại Việt Nam 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Giai đoạn độ tuổi này khá nhạy cảm, tất cả các bộ phận cơ thể của bé cũng sẽ được thay đổi và hoàn thiện trong độ tuổi này. Vì vậy việc chữa trị, thay đổi các vấn đề răng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.