Các dấu hiệu nhận biết sâu răng

16/07/2022
0
Sâu răng là gì?
 

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sâu răng là do thói quen ăn uống không lành mạnh của người bệnh. Thực tế, đối tượng dễ bị mắc bệnh sâu răng nhất diễn ra ở trẻ em. Đối tượng luôn bị thu hút bởi những đồ ăn thức ăn chứa nhiều đường và ý thức chăm sóc răng miệng không cao.Ngoài nguyên nhân ăn uống sinh hoạt, có rất nhiều lý do dẫn đến sâu răng như sử dụng thuốc (tác dụng phụ của thuốc).Hiểu một cách đơn giản, răng khỏe mạnh luôn được bao bọc bởi một lớp men răng cứng, trắng ngà. Lớp này sẽ bị tấn công bởi các vi khuẩn được tạo ra từ mảng bám thức ăn, dần dần bị bào mòn và tiến sâu vào tủy răng nếu không phát hiện kịp thời.

 

Răng sâu

>>> Sâu răng phát triển như thế nào?

Vậy làm sao để nhận biết răng chúng ta bị sâu?

 

Các dấu hiệu sâu răng thực chất là dấu hiệu rất chung, khó phát hiện, khi sâu răng chưa nặng, những cơn đau nhức chỉ diễn ra ở cường độ nhẹ, thậm chí không đau nếu chúng ta không quan sát kĩ. Hơn nữa, các dấu hiệu sâu răng trên mỗi cá nhân đều không giống nhau. Vì vậy, không có quy chuẩn nhận biết chung cho từng giai đoạn nhưng đa số, sẽ có những biểu hiện của sâu răng như sau:

  • Đau nhức răng mà không có nguyên nhân, tự phát

  • Răng nhạy cảm với những đồ ăn thức uống quá nóng hoặc lạnh
  • Ê buốt, đau nhức khi cắn thức ăn cứng: Khi vi khuẩn đã tấn công vào cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh dễ bị đau nhức.
  • Nhìn thấy lỗ hổng trên răng
  • Nướu sưng hoặc chảy máu: Khi sử dụng bàn chải sẽ dễ bị chảy máu và nhiễm trùng. Sưng nướu khi ăn nhai sẽ cảm giác đau rát, ăn uống không còn ngon miệng
  • Hơi thở có mùi khó chịu: Thức ăn tích tụ lâu ngày trong lỗ răng sâu cũng như kẽ răng. Đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó gây ra hôi miệng.
  • Trên bề mặt răng có màu sắc nâu hoặc đen (ở bất kỳ mặt nào)
 

 
Làm sao để ngăn ngừa sâu răng?

 

  • Đánh răng đúng cách để tránh tình trạng yếu chân răng và răng vẫn chưa sạch

  • Sử dụng kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng
  • Lựa chọn bàn chải với lông chải mềm, mảnh dễ dàng len lỏi vào các kẽ răng
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau khi đánh răng giúp loại bỏ các mảng bám nhỏ trong những kẻ răng nhỏ và khít
  • Tuân thủ đánh răng ngày 2 lần
  • Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh giúp cho răng luôn chắc khỏe
  • Thăm khám và cạo vôi răng thường xuyên việc này sẽ hạn chế được nhiều các loại bệnh phát triển và phát hiện kịp thời
 

Răng sâu là một căn bệnh răng miệng khá phổ biến nhưng cũng khá nguy hiểm mà hầu hết mọi người đều coi thường loại bệnh này. Bệnh nhân không đến nha khoa kiểm tra và tìm phương pháp điều trị phù hợp ngay giai đoạn đầu. Một khoảng thời gian sau, khi tình trạng đã diễn biến nặng lúc này chi phí điều trị cũng khác đi và thời gian điều trị cũng dài hơn gây tốn kém thời gian, tiền bạc và tổn hại cơ thể. Vậy nên, để có hàm răng chắc khỏe nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học ngay từ bây giờ.

Có thể bạn sẽ quan tâm

Trám răng thẩm mỹ - giải pháp phục hình răng nhanh chóng

Trám răng hay hàn răng là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả cả về tính thẩm mỹ lẫn cải thiện chức năng nhai.

Buổi chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Phú Trường

Vào chiều ngày 17/06/2022, nha khoa Lovely đã thành công tổ chức buổi chia sẻ chăm sóc sức khỏe răng miệng tại Công ty CP Phú Trường Quốc Tế 15A1 Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Tp.HCM

Chấp nhận trả vài đô hay vài nghìn đô cho chiếc răng là lựa chọn của bạn

Bạn muốn bỏ ra vài đô để chăm sóc răng miệng định kỳ hay bỏ ra vài nghìn đô để cấy ghép implant? Hãy cùng đọc câu chuyện của bệnh nhân dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!

Vì sao cần phải nhổ răng khôn?

Răng khôn còn gọi là răng số 8, chúng là những chiếc răng mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, giai đoạn phát triển của những chiếc răng phiền toái này từ 17 đến 25 tuổi. Vậy vì sao cần phải nhổ răng khôn? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé.

Vôi răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Vôi răng hay còn gọi là cao răng được hình thành do mảng bám thức ăn tác dụng với nước bọt trong khoang miệng thời gian đầu chỉ là mảng bám dính trên bề mặt răng rất mỏng và rất dễ loại bỏ bằng bàn chải. Tuy nhiên, nếu vệ sinh răng miệng không tốt, mảng bám sẽ được bồi đắp dày thêm và tích tụ ngày càng cứng dần và không thể loại bỏ bằng cách chải răng mà phải nhờ đến sự can thiệp của nha sĩ.

Sâu răng phát triển như thế nào?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng. Đây là kết quả của quá trình hủy khoáng, xảy ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Các dấu hiệu của bệnh nha chu

Viêm nha chu hay còn gọi là viêm nướu là bệnh lý liên quan đến  các mô xung quanh răng do bị vi khuẩn tấn công khiến nướu bị tách dần ra khỏi răng. Chúng sẽ phá hủy hệ thống dây chằng nha chu gây lung lay và mất răng. Không điều trị kịp thời gây ra các biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn.

Điều trị tủy răng và những điều cần biết

Tủy răng là tổ chức gồm các mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng, chúng chịu trách nhiệm nuôi dưỡng men và ngà răng, nhận cảm giác từ các tác động bên ngoài. Vậy tủy răng ngụ ở vị trí kín đáo như vậy thì chúng có khả năng bị viêm không? Tủy răng hoàn toàn có thể bị viêm nhiễm do nhiều yếu tố tác động, các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công vào tủy răng khi tủy không còn được bảo vệ bởi các lớp mô cứng nữa, từ đó sẽ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt cũng như sức khỏe của bệnh nhân.

Quy trình điều trị tủy răng tại Nha Khoa Lovely

Tủy răng nằm ở vị trí giữa răng, được bảo vệ bởi men và ngà răng. Khi men và ngà răng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, chúng không thể bảo vệ tủy răng. Lúc này, tủy răng sẽ viêm nhiễm hoặc chết phần tủy, gây đau nhức.

Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, tại Việt Nam 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Giai đoạn độ tuổi này khá nhạy cảm, tất cả các bộ phận cơ thể của bé cũng sẽ được thay đổi và hoàn thiện trong độ tuổi này. Vì vậy việc chữa trị, thay đổi các vấn đề răng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.