Trẻ nhỏ không cần chỉnh nha sớm - Đúng hay sai?

31/08/2022
0

 Chỉnh nha là phương pháp cải thiện tình trạng răng khuyết điểm mang lại một hàm răng hoàn hảo, xinh đẹp, thu hút mọi ánh nhìn. Chỉnh nha càng sớm, càng mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Vậy những trường hợp nào cần chỉnh nha, chỉnh nha giai đoạn nào là hợp lý nhất và lợi ích của chỉnh nha sớm là gì? Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu nhé!

>>> Chỉnh nha cơ chức năng - Phương pháp chỉnh nha an toàn hiệu quả nhất cho trẻ

Niềng răng hô - cải thiện góc nghiêng 

Răng hô hay còn gọi là răng vẩu. Trường hợp này xảy ra khi xương, răng hoặc cả hai nhô về phía trước gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn ảnh hưởng đến khớp cắn gây nhiều bất lợi cho bệnh nhân.

Răng hô được chia làm hai mức độ chủ yếu:

  • Răng hô nhẹ: Răng sẽ đưa về phía trước nhưng không quá nghiêm trọng, không lệch khớp cắn quá nhiều nhưng cũng khiến người mắc phải luôn ái ngại khi cười.

  • Răng hô nặng: Tình trạng này tỷ lệ hàm trên nhô ra khá nhiều. Kể cả những lúc không cười vẫn có thể nhận thấy được.

Trẻ bị hô

Trẻ bị hàm hô

Nắn chỉnh răng móm - khớp cắn ngược

Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược. Khớp cắn bình thường là hàm trên che phủ ⅓ hàm dưới. Nghĩa là ở trạng thái tự nhiên hàm trên nằm bên ngoài hàm dưới. Tuy nhiên, đôi với người móm thì hàm dưới sẽ che phủ hàm trên, nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Tình trạng này sẽ khiến người mắc phải có khuôn mặt lưỡi cày. Có ba loại hình móm:

  • Thứ nhất móm do răng.

  • Thứ hai móm do xương.
  • Thứ ba do cả xương và răng.

Hàm móm

Hàm móm

Chỉnh răng khấp khểnh - chen chúc

Tình trạng răng khấp khểnh được bắt gặp ở rất nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát do cấu trúc xương hàm của người Đông Nam Á, cách chăm sóc răng miệng hằng ngày. Răng khấp khểnh, chen chúc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn gây khó khăn cho các sinh hoạt hằng ngày.Những mối nguy hại cho răng khấp khểnh, chen chúc mang lại:

  • Thứ nhất, gây mất cân đối giữa hai hàm, làm sai khớp cắn.

  • Thứ hai, làm giảm sức nhai, nghiền thức ăn.
  • Thứ ba, dễ mắc thức ăn vào các khe hở răng, khó vệ sinh gây các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,...

Răng khấp khểnh chen chúc

Răng khấp khểnh, chen chúc

 
Chỉnh răng khớp cắn sâu 
Tình trạng này thể hiện sự bất cân đối của hai hàm trên - dưới do sai lệch khớp cắn. khi người có tình trạng ngậm miệng lại hai hàm không khít, thâm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi. Điều đó gây ra sự mất cân đối giữa hai hàm và tổng thể khuôn mặt.

Tình trạng này có nhiều tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như:

  • Gây mòn răng, ê buốt.

  • Góc môi cằm sâu, hàm bạnh ra, gương mặt trông già hơn tuổi.
  • Gây đau khớp thái dương hàm.
 
Khắc phục răng thưa

Răng thưa là tình trạng các răng mọc xa nhau, không khít trên cung hàm. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. 

Răng thưa

Răng thưa

Đa số những nha khoa khác khuyên đợi bé đến 12 tuổi mới thực hiện chỉnh nha. Nhưng đối với Nha khoa Lovely, việc chỉnh nha sớm từ 6 tuổi là thời điểm phù hợp nhất để mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất cho trẻ. Bởi vì trong giai đoạn này, răng, cơ xương hàm và xương cột sống của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Việc điều chỉnh răng, xương hàm và xương cột sống sẽ dễ dàng và giúp trẻ khắc phục không chỉ về răng mà còn về xương hàm (hàm hô, hàm món ngược,..) và xương cột sống (lưng gù, vai lệch, người vặn qua 1 bên, ngửa ra phía sau,...).

Tập cơ chức năng tại Nha khoa LovelyTập cơ chức năng tại Nha khoa Lovely

Nha khoa Lovely là một trong những nha khoa tiên phong sử dụng phương pháp chỉnh nha cơ chức năng giúp cải thiện không những răng mà còn vóc dáng của trẻ ngay từ những độ tuổi đang phát triển.

Những lợi ích của việc chỉnh nha sớm cho trẻ

Việc chỉnh nha sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ khắc phục được các vấn đề về khớp cắn và thẩm mỹ như:

  • Ngăn ngừa sự phát triển của các thói quen xấu như mút ngón tay, thở miệng, đẩy lưỡi.

  • Ngăn ngừa các khuyết tật ở khớp hàm trước khi chúng được định hình.
  • Cải thiện xương hàm, điều chỉnh được hàm hô, hàm móm ngược ở trẻ.
  • Tiết kiệm chi phí so với chỉnh nha ở người lớn.
  • Kết quả chất lượng cao hơn.
  • Bé không bị tự ti về ngoại hình, cởi mở hơn và vui vẻ hơn.

Là cha là mẹ, ai cũng mong muốn con mình có chất lượng cuộc sống tốt nhất. Ngoài phát triển tinh thần, trí óc thì sự phát triển về ngoại hình, thẩm mỹ và khuôn mặt cũng vô cùng quan trọng không những ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Quý phụ huynh cần lưu ý để mắt đến những biểu hiện và hình dáng của con mình để có biện pháp can thiệp kịp thời để không hối hận trong tương lai.

Có thể bạn sẽ quan tâm

Quy trình chỉnh nha cơ chức năng tại Nha Khoa Lovely

Các bậc phụ huynh lo lắng về vấn đề răng miệng của con em mình không hoàn chỉnh, lo lắng các bé sẽ tự ti đối với bạn bè, ngại giao tiếp và muốn can thiệp từ khi còn nhỏ đã có phương pháp chỉnh nha cơ chức năng.

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

Lịch sử hình thành và phát triển của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng

Cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu lịch sử hình thành của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng - phương pháp chỉnh nha không sử dụng mắc cài cho các bé từ 5-12 tuổi.

Tập cơ chức năng tác động đến dáng vóc của bé như thế nào?

Chỉnh nha cơ chức năng không chỉ giúp chỉnh răng về đúng vị trí, còn giúp các bé điều chỉnh xương hàm, xương cột sống giúp vóc dáng thẳng hơn không bị gù hoặc ngửa về phía sau

Nha Khoa Lovely - Hội thảo khỏe đẹp toàn diện cho trẻ với U Concept Bio Trainer

Vào ngày 17/9/2022 tại Grand Place, Bác sĩ Thu Dễ - Giám đốc Nha Khoa Lovely rất vinh dự khi được tham gia buổi workshop với chủ đề “KHỎE ĐẸP TOÀN DIỆN CHO TRẺ VỚI U CONCEPT BIO TRAINER” được tổ chức bởi công ty Sota-D.Hội thảo nhận được sự góp mặt của các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Đối với Nha Khoa Lovely nói riêng và quý bác sĩ tham gia nói chung, workshop như cây cầu kết nối quý bác sĩ cùng chia sẻ những kinh nghiệm, trau dồi và học hỏi các kiến thức mới từ các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực nha khoa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân.

Răng hô là gì? Các phương pháp khắc phục tình trạng răng hô

Răng hô là một dạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc hàm hoặc răng. Hàm và răng được gọi là hô khi răng và hàm ở hàm trên đưa ra phía trước khiến tỷ lệ giữa hai hàm bị sai lệch. Răng hô luôn mang đến cho người mắc phải rất nhiều rắc rối, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày.

Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, tại Việt Nam 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Giai đoạn độ tuổi này khá nhạy cảm, tất cả các bộ phận cơ thể của bé cũng sẽ được thay đổi và hoàn thiện trong độ tuổi này. Vì vậy việc chữa trị, thay đổi các vấn đề răng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ

Các mẹ bỉm sữa hẳn vẫn luôn băn khoăn về quá trình mọc răng của con trẻ, con mình lúc nào sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, rồi thời gian mọc những chiếc răng khác là khi nào... cùng nhiều câu hỏi khác về quá trình mọc răng. Qua bài viết này, Nha khoa Lovely hy vọng sẽ mang đến các mẹ bỉm sữa câu trả lời thật cô đọng và đầy đủ nhé.

Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Rối loạn khớp thái dương hàm là cụm từ khá mới đối với nhiều người. Đó là tình trạng tiếng kêu lộp cộp khi người bệnh mở miệng hay nhai. Trầm trọng hơn chúng có thể gây đau đớn vùng thái dương, tai hoặc đau đầu.

TRẺ HÔ, MÓM, LƯNG GÙ, VAI LỆCH PHẢI LÀM SAO?

Trẻ bị hô, móm, lưng gù, vai lệch là những vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người trẻ nhỏ. Những vấn đề này có thể gây ra đau đớn và khó chịu,  ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy trẻ hô, móm, lưng gù, vai lệch thì phải làm sao? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những bước đơn giản để giảm hô, móm và lưng gù, vai lệch… ở trẻ.