TRẺ THAY RĂNG SỮA CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

TRẺ THAY RĂNG SỮA CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Thay răng sữa được xem là cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn. Để con có hàm răng vĩnh viễn đều đẹp, cha mẹ nên quan sát và cho trẻ khám răng định kỳ tại nha sĩ nhé! Bài viết này Nha Khoa Lovely sẽ chia sẻ một vài lưu ý cho phụ huynh trong thời kỳ trẻ thay răng nhé!

>>> Quy trình thay răng ở trẻ

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ thay răng sữa?

Đa phần, sau một thời gian lung lay, răng sữa sẽ dễ dàng rụng khi có tác động nhẹ. Khi đó, cha mẹ có thể tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà bằng cách áp dụng những phương pháp nhổ răng sữa đúng đắn. Với những chiếc răng “cứng đầu”, lung lay mãi không chịu rụng thì cần phải:

  • Cho trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu răng lung lay: Tùy vào tình huống mà nha sĩ có thể cho trẻ nhổ ngay hoặc tiếp tục chờ đợi. Nếu răng vĩnh viễn đang chồi lên và có dấu hiệu bị kẹt thì nha sĩ có thể chỉ định nhổ hoặc mài bớt cạnh của các răng sữa lân cận để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
  • Không dùng chỉ để nhổ răng cho bé: Điều này không chỉ gây chảy máu nướu răng, tạo vết thương hở ở nướu mà còn khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng.
  • Nếu răng sữa đã nhổ một thời gian mà răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc, bạn cũng nên đưa trẻ đi khám.
 

Răng sữa


Chăm sóc trẻ ở độ tuổi thay răng như thế nào?

>>> Một số mẹo chăm sóc răng miệng cho bé tại nhà

Ngoài việc chú ý theo dõi tình trạng thay răng ở trẻ để nhổ đúng thời điểm thì phụ huynh cần lưu ý hướng dẫn trẻ như sau:

  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày: Hướng dẫn, nhắc nhở chải răng cẩn thận 2 lần mỗi ngày. Sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để loại bỏ thực ăn thừa ở kẽ răng, dụng cụ vệ sinh lưỡi để loại bỏ mảng bám ở lưỡi.

  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ. Khi có răng lung lay thì cần đưa trẻ đi khám ngay
  • Chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau cho bé khi răng lung lay gây đau.
  • Tránh cho trẻ ăn những món không tốt cho răng như thức ăn có kết cấu cứng, lạnh, nóng… những món có nhiều đường, nước ngọt có ga…
  • Khi thấy trẻ có các thói quen xấu như thở miệng, mút tay, đẩy lưỡi,... cần hướng dẫn trẻ bỏ hoặc đưa đến nha sĩ để được bác sĩ khám và tư vấn nhé!
 

Một số lưu ý trong thời kì thay răng

>>> Răng trẻ mọc lộn xộn do đâu?

>>> Có nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ

Bảng giá khám răng cho trẻ tại Nha Khoa Lovely

Nha khoa Lovely được thành lập hơn 15 năm, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo những chương tình chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng để góp phần một phần sức lực của mình cho xã hội. Đội ngũ Y bác sĩ, nhân viên thân thiện cùng không gian ấm cúng mang đến cho các bạn nhỏ cảm giác thoải mái khi đến làm răng tại Nha Khoa Lovely!
Khi đến với Nha Khoa Lovely, quý khách có thể hoàn toàn an tâm về chi phí điều trị với mức phí vô cùng phải chăng. Chúng tôi sẽ thông báo cụ thể chi phí điều trị trước để khách hàng quyết định. Dưới đây là bảng giá cạo vôi răng trẻ em tại Nha Khoa Lovely.

Bảng giá dịch vụ răng trẻ em

Để đặt hẹn khám và tư vấn miễn phí, Quý Phụ Huỳnh vui lòng liên hệ số hotline 0287.109.1559 để được hỗ trợ nhé!

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 

Chủ đề liên quan
Có thể bạn sẽ quan tâm

Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, tại Việt Nam 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Giai đoạn độ tuổi này khá nhạy cảm, tất cả các bộ phận cơ thể của bé cũng sẽ được thay đổi và hoàn thiện trong độ tuổi này. Vì vậy việc chữa trị, thay đổi các vấn đề răng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

RĂNG TRẺ MỌC LỘN XỘN DO ĐÂU?

Răng mọc lệch ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến, được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Những chiếc răng mọc lệch không chỉ gây ra vấn đề về thẩm mỹ mà còn về sức khỏe hoặc giọng nói của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân răng trẻ mọc lệch, các vấn đề sức khỏe mà chúng gây ra và cách khắc phục? Cũng tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!

Vì sao không nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ?

Thời gian gần đây, các thông tin về hàm tiền chỉnh hay còn gọi là khí cụ chỉnh nha cơ chức năng dần được mọi người biết đến và đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phát triển. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu có nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ không nhé!

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

TRẺ SÚN RĂNG DO ĐÂU?

Trẻ sún răng không nên xem nhẹ vì chúng sẽ đem lại nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng, khó ăn nhai... Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng ngừa, tập trung điều trị cho trẻ khi bé bị sún răng. Vậy sún răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sún răng như thế nào cho hiệu quả? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!

Chỉnh nha cơ chức năng có thật sự thần kỳ như lời đồn?

Cơ chức năng sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho bạn,cải thiện rất nhiều về sức khỏe và thẩm mỹ. Ngoài việc điều chỉnh sự sai lệch về răng, cơ chức năng còn giúp cải thiện khung xương mặt, giúp mặt thon gọn, nâng cao mũi, cải thiện phát âm,...

CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG CHO TRẺ Ở ĐÂU?

Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu về phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, một trong những cách chỉnh răng thẩm mỹ an toàn, hiệu quả dành cho trẻ từ 5-12 tuổi!

Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải điều bất thường?

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng đặc thù mà người gặp phải không biết mình đang bị kể cả người lớn. Trẻ nhỏ trong độ tuổi phát triển từ 6 -12 tuổi thường sẽ ngủ chung với cha mẹ. Nhờ đó, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện những thói quen xấu khi ngủ của trẻ như ngáy to, thở miệng hoặc nghiến răng.

Tập cơ chức năng tác động đến dáng vóc của bé như thế nào?

Chỉnh nha cơ chức năng không chỉ giúp chỉnh răng về đúng vị trí, còn giúp các bé điều chỉnh xương hàm, xương cột sống giúp vóc dáng thẳng hơn không bị gù hoặc ngửa về phía sau

RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÓC DÁNG CỦA TRẺ

Nhiều phụ huynh bất chợt nhận thấy sao dáng đứng con mình không đẹp, lưng tôm, vai lệch. Thường trong những trường hợp đó, cha mẹ thường nghĩ do con đeo cặp một bên vai hoặc không thẳng lưng khi học bài. Những thói quen xấu đấy rất đúng với nguyên nhân gây con bị lưng gù và vai lệch. Tuy nhiên, còn một thói quen xấu của con mà chính con và cha mẹ cũng khó ngờ tới chính là thói quen xấu về răng miệng. Sự cân bằng giữa lực môi, má, lưỡi thường đưa đến tương quan bình thường (không hô, không móm) của hàm trên và hàm dưới. Các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng… dẫn đến sự mất cân bằng, từ đó hình thành các sai lệch răng, hàm thậm chí là vóc dáng, hình thể.