Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải điều bất thường?

 Nghiến răng khi ngủ là tình trạng đặc thù mà người gặp phải không biết mình đang bị kể cả người lớn. Trẻ nhỏ trong độ tuổi phát triển từ 6 -12 tuổi thường sẽ ngủ chung với cha mẹ. Nhờ đó, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện những thói quen xấu khi ngủ của trẻ như ngáy to, thở miệng hoặc nghiến răng. Tình trạng này không hề hiếm gặp nên nhiều phụ huynh xem đó là thói quen sinh hoạt bình thường của trẻ mà không tìm hiểu những nguy hiểm tiềm tàng của nó. Vậy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu xem những nguy hiểm của vấn đề nghiến răng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ và một số biện pháp giúp bé loại bỏ những thói quen xấu.

Trẻ nghiến răng khi ngủTrẻ nghiến răng khi ngủ

>>> Lợi ích của việc chỉnh nha sớm cho trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng khi ngủ 
 

Nghiến ra là hoạt động hàm trên và hàm dưới cắn chặt vào nhau và cọ xát chúng với nhau, tạo ra các tiếng kêu khó chịu. Theo nghiên cứu từ Hệ thống Y tế Trẻ em Nemours (Mỹ) cứ 10 trẻ em thì có 2-3 trẻ có hiện tượng nghiến răng và chúng xảy ra thường xuyên khi trẻ ngủ. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng những em bé nam sẽ dễ mắc bệnh hơn các bé nữ. 

Trẻ căng thẳng dẫn đến nghiến răng khi ngủTrẻ căng thẳng dễ dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nghiến răng

  • Căng thẳng: Căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng nghiến răng khi ngủ của trẻ. Thường xảy ra ở trẻ đã đến tuổi đến trường vì phong cách dạy con của các bậc phụ huynh Việt Nam vẫn còn khá cứng nhắc. Hay la mắng thay vì khuyên nhủ, động viên nên các bé thường hay lo lắng nếu không may nhận được con điểm xấu, làm bài tập về nhà hay bị thầy cô nhắc nhở.

  • Cảm giác lo lắng: Bé lo lắng cũng là một trong những yếu tố mật thiết khiến bé nghiến răng khi ngủ. Một trong số nguyên nhân khiến bé lo lắng như sắp đến trường, thay đổi nơi học,...
  • Sai lệch khớp cắn: Sai lệch khớp cắn là hai hàm trên và dưới khi khép miệng lại không khớp với nhau hoặc răng mọc lộn xộn, Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau khi trẻ ngủ Khoảng 12,75% số trẻ mắc 2 vấn đề lệch khớp cắn và nghiến răng.
 

Các loại khớp cắn

Các loại khớp cắn 

Những mối nguy hiểm khi trẻ nghiến răng

 

Khi trẻ bị nghiến răng ba mẹ nên cho bé điều trị sớm bởi vì nếu để lâu sẽ gây ra những tác động không tốt đến sự phát triển và sức khỏe của bé.

  • Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Việc nghiến răng khi ngủ sẽ gây ra tiếng động, các bé nhỏ ngủ say vô tình nghe tiếng các răng cọ vào nhau sẽ dễ giật mình tỉnh giấc, điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Vấn đề ngủ không thẳng giấc khi bé tỉnh giấc vào buổi sáng sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải. Lâu ngày, bé sẽ thiếu ngủ ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe đặc biệt các bé đang tuổi phát triển.

  • Ảnh hưởng răng: Khi hai hàm răng cọ xát vào nhau thời gian đủ lâu thì chân răng sẽ yếu đi, dẫn đến nguy cơ tụt lợi. Ngoài ra, các răng cọ vào nhau cũng dẫn đến tình trạng mẻ răng, nứt răng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của trẻ, bé biếng ăn không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển.
 
Cách giúp trẻ đỡ nghiến răng

 

Để bé nghiến răng có giấc ngủ ngon phụ huynh cần trang bị không gian phòng ngủ của bé hạn chế các tiếng ồn lớn, trước khi ngủ không cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Ngoài ra, trước khi ngủ ba mẹ có thể cung cấp cho bé một bữa ăn nhẹ như sữa ấm có thể giúp bé dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn

Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng nghiến răng, các bậc phụ huynh cần đưa bé đến nha khoa kiểm tra tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến bé có thói quen xấu. Từ đó, đưa ra các giải pháp cải thiện sức khỏe và chất lượng sống cho bé, giúp bé phát triển toàn diện.

Điều trị nghiến răng tại Nha khoa LovelyĐiều trị nghiến răng tại Nha khoa Lovely

Nha khoa Lovely là nha khoa  được chuyển giao công nghệ của Nhật Bản - với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và cơ sở vật chất hiện đại. Được thành lập hơn 15 năm và đã điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh nhân. Với châm ngôn " Tất cả vì nụ cười của bạn " - chúng tôi luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu và dành cho khách hàng những kết quả hài lòng nhất, những dịch vụ tốt nhất.
Bạn đang muốn tìm hiểu điều trị nghiến răng  hoặc những điều chỉnh khớp cắn chuẩn cho cả trẻ em và người lớn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ nhé!


 
Có thể bạn sẽ quan tâm

Quy trình bọc răng sứ tại Nha khoa Lovely

Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp phục hình răng được áp dụng rộng rãi và nhiều người ưu tiên chọn lựa. Đây là thủ thuật “thay áo mới cho răng”, giúp hàm răng đều đặn, trắng sáng để bạn luôn tự tin với nụ cười rạng rỡ.

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ

Các mẹ bỉm sữa hẳn vẫn luôn băn khoăn về quá trình mọc răng của con trẻ, con mình lúc nào sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, rồi thời gian mọc những chiếc răng khác là khi nào... cùng nhiều câu hỏi khác về quá trình mọc răng. Qua bài viết này, Nha khoa Lovely hy vọng sẽ mang đến các mẹ bỉm sữa câu trả lời thật cô đọng và đầy đủ nhé.

Vì sao không nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ?

Thời gian gần đây, các thông tin về hàm tiền chỉnh hay còn gọi là khí cụ chỉnh nha cơ chức năng dần được mọi người biết đến và đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phát triển. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu có nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ không nhé!

Các loại răng sứ trên thị trường

Bạn đã nghe rất nhiều về răng sứ trên các quảng cáo facebook, google nhưng bạn có thật sự biết răng sứ được chia ra bao nhiêu loại không? Bài viết này nha khoa lovely sẽ chia sẻ cho bạn các loại sứ trên thị trường hiện nay nhé!

CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG CHO TRẺ Ở ĐÂU?

Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu về phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, một trong những cách chỉnh răng thẩm mỹ an toàn, hiệu quả dành cho trẻ từ 5-12 tuổi!

TRẺ SÚN RĂNG DO ĐÂU?

Trẻ sún răng không nên xem nhẹ vì chúng sẽ đem lại nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng, khó ăn nhai... Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng ngừa, tập trung điều trị cho trẻ khi bé bị sún răng. Vậy sún răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sún răng như thế nào cho hiệu quả? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn Khớp Thái Dương Hàm là nguyên nhân thường gặp của biểu hiện đau vùng quai hàm và vùng khớp Thái Dương Hàm. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bào mòn sức khỏe qua những cơn đau triền miên và khó chữa trị.

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Những điều cần lưu ý trước khi cấy ghép Implant

Phương pháp cấy ghép Implant đang là kỹ thuật phục hình răng hiện đại và tối ưu nhất cho người gặp phải tình trạng mất răng. Vì vậy, các thông tin về phương pháp cấy ghép Implant cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cần lưu ý trước khi thực hiện cấy ghép Implant.

Chuyên đề sức khỏe răng miệng tại trường đại học Tôn Đức Thắng: Các vấn đề về sâu răng

Vào ngày 31/5/2022, bác sĩ Nguyễn Thu Dễ giám đốc phòng khám nha khoa Lovely sẽ có chuyến tham quan và gặp gỡ các bạn sinh viên tại trường đại học Tôn Đức Thắng tại 98 Ngô Tất Tố phường 19 quận Bình Thạnh.