RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÓC DÁNG CỦA TRẺ

 Nhiều phụ huynh bất chợt nhận thấy sao dáng đứng con mình không đẹp, lưng tôm, vai lệch. Thường trong những trường hợp đó, cha mẹ thường nghĩ do con đeo cặp một bên vai hoặc không thẳng lưng khi học bài. Những thói quen xấu đấy rất đúng với nguyên nhân gây con bị lưng gù và vai lệch. Tuy nhiên, còn một thói quen xấu của con mà chính con và cha mẹ cũng khó ngờ tới chính là thói quen xấu về răng miệng. Sự cân bằng giữa lực môi, má, lưỡi thường đưa đến tương quan bình thường (không hô, không móm) của hàm trên và hàm dưới. Các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng… dẫn đến sự mất cân bằng, từ đó hình thành các sai lệch răng, hàm thậm chí là vóc dáng, hình thể.

>>> Tập cơ chức năng tác động đến vóc dáng của bé như thế nào?

Răng của trẻ liệu có ảnh hưởng đến dáng đứng của trẻ

Xương hàm và đốt sống cổ có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Có thể nhìn thấy rõ bằng hình minh họa bên dưới
Cứ mỗi 5 đến 10 giây, chúng ta nuốt nước bọt 1 lần. Tại thời điểm đó các nhà khoa học đã đo lường được những thông số sau đây:

  • Hộp sọ sẽ kéo xuống dưới theo chiều đứng
  • Cung hàm sẽ chịu 1 lực tương đương 30kgs trong khoảng thời gian 685 millisecond.
  • Lực tác động trên cột sống tương đương 1kg

Ngoài ra, một vài nghiên cứu đã chỉ ra khớp cắn hay vị trí đầu mặt ảnh hưởng đến trọng tâm. Vì thế, việc sai lệch khớp cắn hoặc mất khớp cắn có thể làm giảm cảm nhận cơ thể ảnh hưởng tới sự vững ổn tư thế ở vùng đầu mặt. Về sinh lý những thụ thể cơ học trên các màng nha chu điều khiển chuyển động xương hàm dưới và kết hợp chức năng ăn nhai, giúp cho nhóm cơ cổ hoạt động linh hoạt. Một ví dụ dễ thấy khi về già, răng rụng đi ít nhiều, khiến khớp cắn không còn đúng và lưng của các cụ cũng trở nên gù hơn.
Như vậy khớp cắn có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc định hình dáng đi và các sai lệch về hình thể.

Dáng đứng của trẻ

Cách nhận biết dáng đứng sai ở trẻ

Tư thế đúng là khi đầu và thân được giữ thẳng, hai vai hơi mở ra phía sau (nhờ vậy mà ngực được ưỡn căng ra phía trước), bụng gọn vùng thắt lưng hơi cong ra phía trước, chân thẳng.
Ngoài ra, cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị gù lưng dựa trên tư thế đứng, ngồi của trẻ như sau:

Ngoài ra, cha mẹ có thể kiểm tra bé nhà mình vóc dáng có vấn đề không bằng cách như sau. Ba mẹ hãy cho con đứng sai vào tường và đứng theo dang đứng bình thường của bé, không ép bé đứng thẳng lưng.

1.Bố mẹ ngồi phía trước quan sát các điểm để so sánh.

  • Hai vai có bằng nhau không?

  • Hai tai có bằng nhau so với hai vai không?
  • Mặt có nhìn thẳng hay lệch trái hoặc phải?
  • Nhân trung - cằm và xương ức có thẳng hàng không?

2. Bố mẹ ngồi phía sau con quan sát

  • Cột sống lưng và cổ có thẳng hay không?

  • Hai xương bả vai có bằng nhau không?
  • Ngồi sang trái hoặc phải quan sát:
  • Tai và vai có nằm trên một đường thẳng hay không?
  • Nếu bé nhà bạn gặp các vấn đề như lưng cong, ngực ưỡn ra sau, vai lệch, người bị nghiêng sáng một bên thì bé nhà bạn đang gặp vấn đề vóc dáng sai lệch. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bé!
 

Nhận biết dáng đứng của trẻ

Phương pháp chỉnh nha cơ chức năng tại Nha Khoa Lovely

Bác sĩ Dễ giám đốc Nha Khoa Lovely đã bắt gặp phương pháp Chỉnh Nha Cơ Chức Năng do bác sĩ Chris Farrell – Úc nghiên cứu và phát triển mang lại kết quả tuyệt vời trên 100 quốc gia trên thế giới.
Điểm nổi bật của phương pháp Chỉnh Nha Chức Năng là:

  • Chỉnh răng không cần đeo mắc cài.

  • Chỉnh các cơ trên mặt tạo sự cân đối, hài hòa cho khuôn mặt.
  • Các bài tập loại bỏ các thói quen xấu của trẻ như thở miệng, mút tay, đẩy lưỡi.
  • Chỉnh xương nới rộng hàm nhẹ nhàng và đơn giản.
  • Đặc biệt điều chỉnh cả vóc dáng và hình thể.
  • Điều trị sớm với giúp bé có sự phát triển hài hòa giữa răng, khuôn mặt và vóc dáng..
  • Chi phí thấp.
 

Tập cơ chức năng tại Nha Khoa Lovely

Chỉnh nha cơ chức năng sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho bạn nếu bạn tập đúng cách, cải thiện rất nhiều về sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống. Cơ chức năng còn giúp cải thiện khung xương mặt, giúp mặt thon gọn, cải thiện dáng đứng xấu và phát âm,... Để hiểu rõ hơn về cơ chức năng và các lợi ích mà nó mang lại, hãy liên hệ ngay với nha khoa Lovely để được tư vấn miễn phí qua số #HOTLINE  02871091559 hoặc FANPAGE Nha Khoa Lovely để được tư vấn nhé!

 

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 

Chủ đề liên quan
Có thể bạn sẽ quan tâm

Vì sao không nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ?

Thời gian gần đây, các thông tin về hàm tiền chỉnh hay còn gọi là khí cụ chỉnh nha cơ chức năng dần được mọi người biết đến và đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phát triển. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu có nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ không nhé!

Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, tại Việt Nam 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Giai đoạn độ tuổi này khá nhạy cảm, tất cả các bộ phận cơ thể của bé cũng sẽ được thay đổi và hoàn thiện trong độ tuổi này. Vì vậy việc chữa trị, thay đổi các vấn đề răng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

RĂNG TRẺ MỌC LỘN XỘN DO ĐÂU?

Răng mọc lệch ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến, được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Những chiếc răng mọc lệch không chỉ gây ra vấn đề về thẩm mỹ mà còn về sức khỏe hoặc giọng nói của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân răng trẻ mọc lệch, các vấn đề sức khỏe mà chúng gây ra và cách khắc phục? Cũng tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!

Có nên bôi Vecni Flour phòng ngừa sâu răng cho trẻ?

Các bậc phụ huynh chắc hẳn không mấy xa lạ với cụm từ “thuốc chống sâu răng”. Thực ra tên gọi khoa học của loại thuốc này chính là Vecni Flour. Bài viết dưới đây Nha Khoa Lovely sẽ chia sẽ cho Quý phụ huynh một vài thông tin về Vecni Flour để quý phụ huynh tìm hiểu thêm nhé!

CÓ NÊN TỰ Ý NHỔ RĂNG SỮA CHO BÉ TẠI NHÀ?

Thay răng sữa được xem là cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn. Thế nhưng, liệu bạn đã biết rõ về độ tuổi thay răng ở trẻ em? Có nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ và một vài mẹo chăm sóc trẻ trong độ tuổi thay răng. Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Lovely để được giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề thay răng sữa ở trẻ nhé!

Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải điều bất thường?

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng đặc thù mà người gặp phải không biết mình đang bị kể cả người lớn. Trẻ nhỏ trong độ tuổi phát triển từ 6 -12 tuổi thường sẽ ngủ chung với cha mẹ. Nhờ đó, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện những thói quen xấu khi ngủ của trẻ như ngáy to, thở miệng hoặc nghiến răng.

CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG CHO TRẺ Ở ĐÂU?

Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu về phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, một trong những cách chỉnh răng thẩm mỹ an toàn, hiệu quả dành cho trẻ từ 5-12 tuổi!

TRẺ THAY RĂNG SỮA CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Thay răng sữa được xem là cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn. Để con có hàm răng vĩnh viễn đều đẹp, cha mẹ nên quan sát và cho trẻ khám răng định kỳ tại nha sĩ nhé! Bài viết này Nha Khoa Lovely sẽ chia sẻ một vài lưu ý cho phụ huynh trong thời kỳ trẻ thay răng nhé!

Chỉnh nha cơ chức năng có thật sự thần kỳ như lời đồn?

Cơ chức năng sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho bạn,cải thiện rất nhiều về sức khỏe và thẩm mỹ. Ngoài việc điều chỉnh sự sai lệch về răng, cơ chức năng còn giúp cải thiện khung xương mặt, giúp mặt thon gọn, nâng cao mũi, cải thiện phát âm,...

TRẺ SÚN RĂNG DO ĐÂU?

Trẻ sún răng không nên xem nhẹ vì chúng sẽ đem lại nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng, khó ăn nhai... Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng ngừa, tập trung điều trị cho trẻ khi bé bị sún răng. Vậy sún răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sún răng như thế nào cho hiệu quả? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!