TRẺ NHỎ BỊ SÂU RĂNG - NÊN NHỔ HAY ĐIỀU TRỊ?

Sâu răng một căn bệnh răng miệng khá quen thuộc đối với nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Sâu răng rất dễ dàng phát hiện và chữa trị nếu phụ huynh chịu khó quan sát, để ý để con em mình. Sâu răng ở trẻ nhỏ diễn biến với nhiều mức độ khác nhau nhưng chung quy vẫn quay về với một câu hỏi lớn “nên nhổ hay điều trị sâu răng trẻ em?” và nguyên nhân nào gây sâu răng ở trẻ? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

>>> Các dấu hiệu nhận biết sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

1. Thói quen ăn nhiều đồ ngọt

Trẻ nhỏ thường rất thích ăn đồ ngọt, bánh kẹo và các loại thực phẩm nhiều đường khác dễ gây sâu răng. Răng của những đứa trẻ thường xuyên tiêu thụ những loại đồ uống này sẽ bị đường và các phẩm màu có trong nước uống bao bọc lại, gia tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.

2. Tình trạng sức khỏe

Những bé gặp phải một số tình trạng sức khỏe nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Nếu con bạn bị dị ứng mãn tính, bé có thể phải thở bằng miệng dẫn đến khô miệng. Khô miệng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng sâu răng.

3.Thói quen bú bình

Những bé có thói quen bú bình vào ban đêm rất dễ bị sâu răng. Nguyên do là sữa có chứa đường và có thể bám trên răng hàng giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Nguyên nhân gây sâu răng

Trẻ nhỏ bị sâu răng nên nhổ hay điều trị?
 

Thật ra, để quyết định nhổ hay điều trị cần dựa vào mức độ hư tổn răng của trẻ. Dưới đây, Nha Khoa Lovely sẽ liệt kê những phương pháp điều trị tương ứng với từng mức độ hư tổn răng của bé nhé.

  • Sâu răng mới chớm: Điều trị bằng fluoride dưới dạng gel, bọt… bôi lên răng bé để che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng. Ngoài ra, bé có thể được chỉ định dùng kem đánh răng có chứa fluor để sửa chữa các tổn thương trên bề mặt răng và khôi phục bề mặt răng.

  • Sâu răng đã hình thành lỗ sâu: Nếu răng con đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng cho trẻ để bảo vệ phần răng còn lại. Lỗ sâu trên răng sẽ được làm sạch rồi trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.
  • Sâu răng đến tủy: Tình trạng sâu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm tủy răng, gây hư hại tủy răng khiến trẻ có thể phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Các nha sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ phải nhổ bỏ răng bằng cách điều trị tủy. Phần tủy bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, lỗ trống được làm sạch và trám lại. Ngoài ra, tùy vào tình trạng tổn thương của răng mà nha sĩ có thể cân nhắc bọc mão răng để bảo vệ răng cho con.
  • Sâu răng hư hại nhiều không thể phục hồi: Nếu răng bị hư hại nhiều và không thể phục hồi do nhiễm trùng thì phải được nhổ để tránh lây lan cho các răng bên cạnh. 
 

Các giai đoạn sâu răng

Chăm sóc răng miệng cho trẻ tại Nha Khoa Lovely

 

Nha Khoa Lovely hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, bạn đã biết chăm sóc răng miệng cho con đúng cách để phòng tránh sâu răng ở trẻ em hiệu quả.
Nha Khoa Lovely tọa lạc  tại Quận 1 được thành lập hơn 15 năm với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm sẽ là một địa chỉ Nha Khoa uy tín để ba mẹ có thể gửi gắm chăm sóc răng miệng cho bé và cả gia đình.
Tại Nha Khoa Lovely, chung tôi có:

  • Khám và tư vấn miễn phí

  • Không gian dễ thương, nhiều đồ chơi và truyện tranh cho bé thư gian và dễ làm quen khi đến khám răng.
  • Các bác sĩ chuyên môn cao được đào tạo chính quy tại các trường đại học lớn, yêu thương trẻ và hiểu tâm lý trẻ em.
 

Nha Khoa Lovely 

Để được cập nhật nhanh nhất các thông tin về các chính sách ưu đãi, sự kiện khuyến mãi của Nha Khoa Lovely Quý khách vui lòng bấm theo dõi FANPAGE Nha Khoa Lovely hoặc đăng ký thẻ VIP. Mọi chi tiết thắc mắc và đặt lịch hẹn Quý khách có thể liên hệ qua số HOTLINE 0901.414.559 hoặc FANPAGE để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 
Chủ đề liên quan
Có thể bạn sẽ quan tâm

RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÓC DÁNG CỦA TRẺ

Nhiều phụ huynh bất chợt nhận thấy sao dáng đứng con mình không đẹp, lưng tôm, vai lệch. Thường trong những trường hợp đó, cha mẹ thường nghĩ do con đeo cặp một bên vai hoặc không thẳng lưng khi học bài. Những thói quen xấu đấy rất đúng với nguyên nhân gây con bị lưng gù và vai lệch. Tuy nhiên, còn một thói quen xấu của con mà chính con và cha mẹ cũng khó ngờ tới chính là thói quen xấu về răng miệng. Sự cân bằng giữa lực môi, má, lưỡi thường đưa đến tương quan bình thường (không hô, không móm) của hàm trên và hàm dưới. Các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng… dẫn đến sự mất cân bằng, từ đó hình thành các sai lệch răng, hàm thậm chí là vóc dáng, hình thể.

TRẺ THAY RĂNG SỮA CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Thay răng sữa được xem là cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn. Để con có hàm răng vĩnh viễn đều đẹp, cha mẹ nên quan sát và cho trẻ khám răng định kỳ tại nha sĩ nhé! Bài viết này Nha Khoa Lovely sẽ chia sẻ một vài lưu ý cho phụ huynh trong thời kỳ trẻ thay răng nhé!

Vì sao không nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ?

Thời gian gần đây, các thông tin về hàm tiền chỉnh hay còn gọi là khí cụ chỉnh nha cơ chức năng dần được mọi người biết đến và đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phát triển. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu có nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ không nhé!

TRẺ SÚN RĂNG DO ĐÂU?

Trẻ sún răng không nên xem nhẹ vì chúng sẽ đem lại nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng, khó ăn nhai... Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng ngừa, tập trung điều trị cho trẻ khi bé bị sún răng. Vậy sún răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sún răng như thế nào cho hiệu quả? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!

RĂNG TRẺ MỌC LỘN XỘN DO ĐÂU?

Răng mọc lệch ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến, được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Những chiếc răng mọc lệch không chỉ gây ra vấn đề về thẩm mỹ mà còn về sức khỏe hoặc giọng nói của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân răng trẻ mọc lệch, các vấn đề sức khỏe mà chúng gây ra và cách khắc phục? Cũng tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!

Có nên bôi Vecni Flour phòng ngừa sâu răng cho trẻ?

Các bậc phụ huynh chắc hẳn không mấy xa lạ với cụm từ “thuốc chống sâu răng”. Thực ra tên gọi khoa học của loại thuốc này chính là Vecni Flour. Bài viết dưới đây Nha Khoa Lovely sẽ chia sẽ cho Quý phụ huynh một vài thông tin về Vecni Flour để quý phụ huynh tìm hiểu thêm nhé!

Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải điều bất thường?

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng đặc thù mà người gặp phải không biết mình đang bị kể cả người lớn. Trẻ nhỏ trong độ tuổi phát triển từ 6 -12 tuổi thường sẽ ngủ chung với cha mẹ. Nhờ đó, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện những thói quen xấu khi ngủ của trẻ như ngáy to, thở miệng hoặc nghiến răng.

Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, tại Việt Nam 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Giai đoạn độ tuổi này khá nhạy cảm, tất cả các bộ phận cơ thể của bé cũng sẽ được thay đổi và hoàn thiện trong độ tuổi này. Vì vậy việc chữa trị, thay đổi các vấn đề răng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

Chỉnh nha cơ chức năng có thật sự thần kỳ như lời đồn?

Cơ chức năng sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho bạn,cải thiện rất nhiều về sức khỏe và thẩm mỹ. Ngoài việc điều chỉnh sự sai lệch về răng, cơ chức năng còn giúp cải thiện khung xương mặt, giúp mặt thon gọn, nâng cao mũi, cải thiện phát âm,...