Quy trình điều trị tủy răng tại Nha Khoa Lovely

03/10/2022
0

 Tủy răng nằm ở vị trí giữa răng, được bảo vệ bởi men và ngà răng. Khi men và ngà răng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, chúng không thể bảo vệ tủy răng. Lúc này, tủy răng sẽ viêm nhiễm hoặc chết phần tủy, gây đau nhức.

>>>Điều trị tủy răng và những điều cần biết

Viêm tủy răng nguy hiểm như thế nào?
 

Tủy răng

Nhiều bệnh nhân thường chủ quan khi gặp các vấn đề về răng miệng thường chủ quan không chữa trị ngay mà để đến khi răng đau nhức nặng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống lúc đó mới tới chữa trị. Vậy viêm tủy nguy hiểm như thế nào, hãy cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé:

  • Nếu răng viêm hoặc chết tủy không được điều trị sẽ dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng và nặng hơn có thể bị viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

  • Thường nguyên nhân dẫn đến viêm tủy là do sâu răng, lỗ sâu lớn nhưng không điều trị đến nơi đến chốn hay bị nứt vỡ do tai nạn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào trung tâm răng. Lúc này răng sẽ đổi màu bất thường kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn về đêm cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. 
  • Giấc ngủ không được đảm bảo, kèm đau nhức thường xuyên ở răng làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn không đảm bảo được hiệu suất làm việc mà sức khỏe cũng lao dốc rõ rệt. Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây chết tủy, thức ăn cũng từ đó chui vào các lỗ hổng, gây hôi miệng. 
  • Nếu cứ tiếp tục không chữa trị, vi khuẩn sẽ tiếp tục lây lan qua các răng còn lại.  Dần dần, số lượng răng mất tăng, không đảm bảo khả năng ăn nhai, lúc này phải tìm đến phương pháp cấy ghép răng, vừa tốn thời gian, sức khỏe và tiền bạc.
 
Quy trình điều trị tủy tại Nha Khoa Lovely

 

Quy trình điều trị tủy tại Nha Khoa Lovely được thực hiện theo tiêu chuẩn vô trùng, đảm bảo đúng yêu cầu về điều trị tủy răng của Bộ Y Tế, thông qua 5 bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân được thăm khám tổng quát và chụp X-quang. Qua đó, bác sĩ dễ dàng xác định một cách chính xác chiều dài ống tủy và mức độ hư hại của răng.

  • Bước 2: Bác Sĩ vệ sinh khoang miệng, gây tê từng phần quanh răng cần điều trị. Bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau, nhưng vẫn cảm nhận được những thao tác của bác sĩ.
  • Bước 3: Tiến hành đặt đế cao su ôm sát vào răng, cách ly răng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình lấy tủy – điều trị nội nha.
  • Bước 4: Bác Sĩ sử dụng máy khoan chuyên dụng mở buồng tủy, lấy sạch tủy răng và vi khuẩn. Sau đó, bơm rửa khoang răng nhiều lần.
  • Bước 5: Thực hiện trám bít và tạo hình thẩm mỹ, giúp khôi phục hình thái hoàn chỉnh cho răng. Bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để kiểm tra và đảm bảo răng hoàn toàn sạch sẽ.
 

Quy trình điều trị tủy răng tại Nha Khoa Lovely

Chế độ chăm sóc sau khi điều trị tủy

 

Vấn đề hồi phục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sau lấy tủy cũng cần được chú trọng để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Bệnh nhân cần lưu ý những điều dưới đây sau khi đã điều trị tủy:

  • Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách: tuân thủ đúng đánh răng ngày 2 lần chải nhẹ nhàng kết hợp với chỉ nha khoa và nước muối, nước súc miệng để chống nha chu, viêm nướu, tăng cường chắc khỏe cho những răng khỏe còn lại

  • Chế độ ăn uống sau khi điều trị viêm tủy: Nên ăn thức ăn mềm, dễ vệ sinh. Tránh thức ăn dẻo cứng, thực phẩm nhiều đường. Chú tâm bổ sung Vitamin và các khoáng chất thiết yếu để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục
  • Thăm khám định kỳ: để bác sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe của chiếc răng đã lấy tủy và kiểm tra tổng quát những chiếc răng còn lại. Hoặc chỉ đơn giản đi lấy cao răng định kỳ cũng giúp răng miệng mình sạch đẹp và chắc khỏe hơn.
 

  Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn đang gặp các vấn đề về răng, hãy liên hệ với Nha Khoa Lovely để được THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NHÉ!

Có thể bạn sẽ quan tâm

Các vấn đề răng miệng thường gặp

Nhiều thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ phần trăm người Việt Nam gặp các vấn đề về răng miệng vô cùng cao. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống, cách vệ sinh, tâm lý hoặc lối sống không lành mạnh. Nha Khoa Lovely sẽ liệt kê một số bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của mọi người.

Chấp nhận trả vài đô hay vài nghìn đô cho chiếc răng là lựa chọn của bạn

Bạn muốn bỏ ra vài đô để chăm sóc răng miệng định kỳ hay bỏ ra vài nghìn đô để cấy ghép implant? Hãy cùng đọc câu chuyện của bệnh nhân dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!

Sâu răng phát triển như thế nào?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng. Đây là kết quả của quá trình hủy khoáng, xảy ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Vôi răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Vôi răng hay còn gọi là cao răng được hình thành do mảng bám thức ăn tác dụng với nước bọt trong khoang miệng thời gian đầu chỉ là mảng bám dính trên bề mặt răng rất mỏng và rất dễ loại bỏ bằng bàn chải. Tuy nhiên, nếu vệ sinh răng miệng không tốt, mảng bám sẽ được bồi đắp dày thêm và tích tụ ngày càng cứng dần và không thể loại bỏ bằng cách chải răng mà phải nhờ đến sự can thiệp của nha sĩ.

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG RĂNG THƯA

Một ngày nào đó, bạn chợt soi gương và thấy “Ôi chao! sao răng mình thưa thế này”. Trường hợp răng thưa ở mọi người không phải điều hiếm gặp và trong mắt nhiều người đây chỉ là vấn đề ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài chứ không phải là vấn đề đáng quan tâm. Nhưng bạn đã biết những tác hại của nó chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Các dấu hiệu nhận biết sâu răng

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sâu răng là do thói quen ăn uống không lành mạnh của người bệnh

Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, tại Việt Nam 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Giai đoạn độ tuổi này khá nhạy cảm, tất cả các bộ phận cơ thể của bé cũng sẽ được thay đổi và hoàn thiện trong độ tuổi này. Vì vậy việc chữa trị, thay đổi các vấn đề răng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?