Áp xe răng là tình trạng răng bị sưng đau, thường xuyên xuất hiện tụ mủ, máu và chất dịch chảy ra bên ngoài. Áp xe răng báo hiệu một số bệnh về răng miệng của bạn như sâu răng hoặc do tai nạn làm răng bị nứt vỡ tạo các kẽ hở cho vi khuẩn xâm nhập vào trong các kẽ hở răng làm răng bị nhiễm trùng.
Áp xe răng
>>> Cạo vôi răng và những điều cần biết
Các loại áp xe răng
Có ba loại áp xe răng, cả hai loại đều hình thành các túi nhỏ chứa đầy mủ vi khuẩn. Cụ thể như:
- Thứ nhất: Áp xe quanh răng, ảnh hưởng trực tiếp đến chân răng.
- Thứ hai: thường xảy ra khi có các vấn đề nha chu nghiêm trọng, nướu dịch chuyển khỏi răng tạo thành các túi nha chu dưới mép. Loại này được gọi là áp xe vùng nha chu gây ảnh hưởng trực tiếp đến nướu
- Thứ ba: Áp xe quanh chóp răng cũng tương tự như viêm nha chu do vi khuẩn tấn công làm tách rời nướu răng và thân răng. Sau đó, vi khuẩn trú ngụ, xâm lấn sâu xuống bên dưới nên người bệnh rất dễ nhầm lẫn loại áp xe này với viêm nha chu.
Các loại áp xe răng
Nguyên nhân gây áp xe răng
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe răng là do vi khuẩn tấn công vào trong khoang miệng từ những mảnh vụn thức ăn không được vệ sinh sạch sẽ tạo thành các mảng bám trên thân răng và mô mềm ở nhiều vị trí khác nhau gây ra. Chúng có thể thông qua những tổn thương về răng do tai nạn hoặc các bệnh lý về răng miệng để xâm nhập. Cụ thể như:
Người đang có bệnh lý về răng nhưng không chịu chữa trị hoặc chữa trị không đến nơi đến chốn như sâu răng, viêm tủy
Vệ sinh răng miệng không đúng cách vi khuẩn vẫn còn đọng lại. Ngày qua ngày, thức ăn ứ đọng càng nhiều tạo điều kiện vi khuẩn tấn công vào răng.
Các tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn gây nứt, vỡ răng nhưng không có biện pháp xử lý. Thông qua các kẽ hở, vi khuẩn xâm nhập vào các kẽ răng và hình thành nên những ổ áp xe.
Hệ miễn dịch kém hoặc có các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch,.. cũng có thể xuất hiện tình trạng áp xe răng.
Răng nứt vỡ do tai nạn không xử lý dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây áp xe răng
Cách chữa trị áp xe răng
Áp xe răng có nhiều mức độ tương ứng với tình trạng bệnh.
Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể thực hiện chữa trị không cần dùng thuốc, súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng do nha sĩ chỉ định. Tại Nha Khoa Lovely, chúng tôi khuyên dùng nước súc miệng KIN, mỗi ngày súc 3-4 lần giữ trong miệng khoảng 10 phút kết hợp với nước muối sinh lý. Giúp bạn giảm những cơn ê buốt, dịu những cơn đau. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ dùng cho trường hợp nhẹ có tác dụng sạch khuẩn không thể trị cho các trường hợp ổ áp xe sưng đau và sưng mủ.
Đối với tình trạng nặng bước đầu tiên cần sử dụng thuốc kháng sinh để đảm bảo tình trạng áp xe răng không tiến triển. Sau đó bước 2 sẽ tiến hành điều trị những chiếc răng nhiễm khuẩn cần phải có biện pháp thoát dịch, bơm rửa làm sạch buồng tủy, điều trị tủy răng là liệu trình thường được lựa chọn để điều trị các trường hợp áp xe răng. Sau đó trám, bọc sứ hoặc cấy ghép Implant/cầu răng nếu răng bị nhổ bỏ để bảo vệ các răng khỏe còn lại. Ngoài ra, điều trị áp xe răng cần được xử lý triệt để vùng nhiễm trùng và làm sạch sâu toàn bộ khu vực bằng cách lấy cao răng trên bề mặt và chân răng, liệu trình này giúp bề mặt răng và chân răng trơn láng, vi khuẩn khó bám vào.
Nên đến Nha Khoa điều trị khi bị áp xe răng
Áp xe răng không quá nguy hiểm nếu bạn chữa trị kịp thời. Tuyệt đối đừng tự chữa trị tại nhà để nhận lại những hậu quả không đáng có. Có thể dẫn đến tình trạng mất một hoặc nhiều răng, tốn thời gian, tiền bạc và sức khỏe. Vì vậy, nên trực tiếp đến Nha Khoa để đánh giá chính xác nhất tình trạng và giai đoạn phát triển của áp xe răng từ đó có những biện pháp chữa trị phù hợp.Bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng cần được hỗ trợ. Hãy liên hệ với Nha Khoa Lovely để được THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ!.
Bạn có thể quan tâm:
Điều trị tủy răng và những điều cần biết
Trám răng thẩm mỹ - Giải pháp phục hình răng nhanh chóng